Tin tức

Đặc tính và công dụng của bã cà phê

Đặc tính

Cà phê là thức uống quen thuộc vào buổi sáng. Chúng có tác động tích cực đến hệ tim mạch, giúp an thần tốt,… Thông thường, khi pha cà phê nguyên chất để chắc lọc nước cốt sẽ còn lại phần bã. Thay vì bỏ đi phần bã này bạn nên giữ chúng lại để tận dụng một số ưu điểm vốn có.

Bã cà phê có thành phần chính là nitơ, kali, magie. Ngoài ra, chúng còn chứa phot pho và canxi với hàm lượng thấp. Những thành phần này đều tốt cho sự phát triển của cây trồng. Mặc khác, chúng còn được dùng để giúp cân bằng độ pH cho đất nhờ vào đặc tính acid cao. Chính vì những đặc tính vượt trội này mà chúng là một trong số ít nguyên liệu được dùng trong nông nghiệp. Hơn thế nữa, sẽ có một số hoạt chất trong cà phê được giữ nguyên sau khi còn lại bã như phenolic, lipid,… Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cà phê khác nhau từ bình dân đến loại đắt giá và hiếm có trên thế giới. Chính vì thế, màu sắc của nguyên liệu này sẽ phụ thuộc vào loại cà phê đó.

Một số công dụng của bã cà phê trong đời sống

- Giúp xua đuổi côn trùng hiệu quả

Vào mùa mưa hay thời tiết thay đổi sẽ là thời điểm côn trùng dễ phát triển. Bạn có thể lấy một ít bã của cà phê đặt vào trong góc tối. Mùi hương của nguyên liệu này sẽ giúp xua đuổi kiến, gián và một số loài gây hại khác. Song song đó, thành phần caffeine và diterpene được tìm thấy trong nguyên liệu này sẽ giúp tiêu diệt các loại côn trùng rất hiệu quả.

- Chất tẩy rửa tự nhiên an toàn

Trong bã của cà phê có acid hoạt tính nên chúng sẽ có tác dụng kháng khuẩn cao. Vì thế, chúng sẽ giúp loại bỏ vết ố trên các dụng cụ nhà bếp rất hiệu quả. Nhờ đó, bạn không cần dùng đến dung dịch tẩy rửa bằng hóa chất. Tuy nhiên, đối với các vật dụng bằng xốp thì bạn không nên dùng nguyên liệu này. Bởi vì chúng sẽ gây ra các vết bẩn nâu làm vật dụng bị hỏng.

- Làm phân bón giúp cây phát triển tốt

Bã cà phê là thực phẩm không được tận dụng nhiều trong đời sống. Thế nhưng chúng lại có những công dụng dụng tuyệt vời mà bạn không ngờ đến

Bã của cà phê được dùng làm phân bón cho cây cảnh, giúp cây phát triển tốt

Như đã nói, bã của cà phê sẽ giúp cân bằng pH cho đất rất tốt. Nhờ vào đặc tính này, bạn có thể sử dụng chúng để làm phân bón cho cây trồng. Đặc biệt, đây là nguyên liệu được lựa chọn để bón cho cây cảnh trong nhà. Vì lẽ, chúng rất tiện lợi và sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường hơn những loại phân thuốc hóa học khác. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thì nguyên liệu này cần được ủ kín trong một thời gian. Đồng thời, bạn cũng không nên bón cho cây quá nhiều, sẽ làm cây bị khô lá và không phát triển tốt.

- Chất chống oxy hóa hiệu quả

Bã cà phê là nguyên liệu được ưa chuộng trong làm đẹp. Chúng được sử dụng kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên như sữa tươi, dầu dừa,… để tẩy tế bào chết trên da. Nhờ đó, làn da của bạn sẽ trở nên trắng mịn và chắc khỏe hơn. Vì là nguyên liệu có chất acid hoạt tính nên bạn không nên lạm dụng chúng quá nhiều, sẽ gây phản tác dụng cho làn da.

- Giúp khử mùi hôi tủ lạnh

Theo nghiên cứu, bã của cà phê sẽ giúp khử mùi hôi tủ lạnh rất hữu hiệu. Bạn chỉ cần lấy một ít nguyên liệu này đặt vào phía trong tối tủ lạnh là được. Với cách làm này, hoạt chất metan trong bã cà phê sẽ làm mùi hôi tủ lạnh giảm đi trong 2 đến 3 tuần. Vì thế, trong quá trình sử dụng bạn nên thay nguyên liệu thường xuyên để đảm bảo hiệu quả hơn.

Bảo quản bã cà phê đúng cách

So với những thực phẩm khác như bột ca cao, bột đậu nành,… thì bã cà phê lại có cách bảo quản dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần bảo quản nguyên liệu này trong tủ lạnh để sử dụng dần. Mặc khác, bạn nên để chúng nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc nếu bảo quản ở môi trường bình thường.

Một lưu ý nhỏ cho bạn là chỉ nên sử dụng bã của cà phê từ 2 đến 3 tháng. Bởi vì, trong thời gian quá dài sẽ làm chúng mất dần những hoạt tính như mùi hương,… từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến những tác dụng tích cực mà chúng mang lại.

Khoa KH&CNTP theo Thúy Duy

Khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        5,833,067       1/692