Kiến thức y tế học đường

Sinh viên đang học  »  Kiến thức y tế học đường


Phương pháp xử lý nhanh nhiệt miệng

Đến nay, nguyên nhân thực sự gây nhiệt miệng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có nhiều cách để nhanh chóng chấm dứt cảm giác khó chịu này.

Nhiệt miệng tạo thành các vết loét khó chịu bên trong khoang miệng

  •  

Nhiệt miệng tạo thành các vết loét khó chịu bên trong khoang miệng. Ảnh: Healthline.

Trên thực tế, chúng ta dễ dàng quan sát thấy nhiệt miệng tạo thành một vết loét nhỏ, nông, trong má, môi, bên dưới lưỡi hoặc ở gốc nướu. Trong nhiều trường hợp, các vết loét này có thể tái phát và xảy ra thường xuyên.

Vết loét thường có hình tròn hoặc bầu dục với tâm màu trắng hoặc vàng, có viền đỏ. Tình trạng này gây ra cảm giác ngứa hoặc bỏng rát ngay trước khi vết loét hình thành trong miệng.

Theo BS Tạ Tùng Duy, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng, Viện Y học Ứng dụng, không giống như mụn nước do sốt hoặc vết loét do virus herpes, vết loét miệng không bao giờ nằm ngoài miệng và chỉ xuất hiện ở lớp niêm mạc miệng, không dễ lây lan.

Tuy nhiên, vị chuyên gia cho hay vết loét này có thể dẫn đến sự bất tiện khi người bệnh bị đau. Cảm giác đau thậm chí tăng lên khi nói hoặc ăn.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

BS Duy cho hay hiện tại vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra vết loét miệng. Tuy nhiên, vị chuyên gia cho rằng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây ra vết nhiệt miệng:

  • - Vô tình cắn vào má
  • - Nhạy cảm với thực phẩm (phổ biến là thực phẩm có tính acid, cay hoặc chứa gluten)
  • - Đánh răng quá mạnh, sử dụng nước súc miệng chứa natri lauryl sulfate
  • - Stress
  • - Thay đổi hormone
  • - Vi khuẩn HP
  • - Thiếu các vi chất như vitamin B, kẽm, acid folic, sắt

BS Duy cũng cho hay viêm loét quanh miệng còn có thể xuất hiện khi mắc một số bệnh như:

  • - Bệnh suy giảm miễn dịch HIV, AIDS
  • - Bệnh celiac
  • - Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc các vấn đề liên quan viêm ruột
  • - Bệnh Behcet

Các vết loét có thể chia thành 3 mức độ:

  • - Vết loét nhỏ
  • - Vết loét lớn
  • - Vết loét dạng Herpetiform
  •  

CÁCH KHẮC PHỤC

“Hầu hết vết loét khi nhiệt miệng đều rất nhỏ và sẽ mất đi trong vòng 1-2 tuần và không để lại sẹo. Tuy nhiên, dù kích thước nhỏ, nhiệt miệng có thể gây đau và khó chịu kéo dài từ 7 đến 14 ngày”, BS Duy nói.

Vệ sinh với nước súc miệng có thể hỗ trợ giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục nhiệt miệng. 

  •  

Vệ sinh với nước súc miệng có thể hỗ trợ giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục nhiệt miệng. Ảnh minh họa: Healthline.

Trong tình huống này, vị chuyên gia chia sẻ có một số cách tự nhiên để giảm đau và đẩy nhanh thời gian phục hồi:

  • - Nước súc miệng tự pha: Công thức là một thìa cà phê baking soda, 2 thìa nước ép lô hội, nửa cốc nước ấm. Người bệnh nhấp một ngụm nhỏ hỗn hợp và súc miệng trong ít nhất 10 giây, chú ý không được nuốt. Súc miệng một lần mỗi ngày cho đến khi vết nhiệt miệng khỏi hoàn toàn.
  • - Sử dụng đá: Ngậm một viên đá nhỏ để làm dịu vết loét và giảm viêm. Độ lạnh của đá làm chậm lưu thông máu đến vết loét, từ đó giảm đau và sưng.
  • - Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Tránh thức ăn thô, cứng, cay hoặc có tính axit (nước cam, nước chanh…) vì có thể gây kích ứng và đau nhiều hơn.
  • - Bổ sung vitamin nhóm B: Một số tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến nhiệt miệng. Một nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin B12 ngậm dưới lưỡi giúp ngăn ngừa tái phát nhiệt miệng ngay cả ở những người không bị thiếu B12. Lượng được sử dụng trong nghiên cứu là 1.000 microgam (1 miligram) hai lần một ngày trong sáu tháng.
  • - Bổ sung sắt: Để biết mức độ bổ sung sắt chính xác, chúng ta cần đi khám và được các bác sĩ chẩn đoán thiếu máu.
  • - Sử dụng sữa chua: Sữa chua chứa men vi sinh chất lượng cao rất tốt cho việc điều trị nhiệt miệng.
  • - Sự di chuyển của lợi khuẩn từ men vi sinh qua miệng giúp vết loét dịu đi và lành lại. Đồng thời, vị mát lạnh của sữa chua cũng hỗ trợ giảm đau.
  • - Sử dụng giấm táo: Người bệnh có thể trộn giấm táo và nước ấm với tỷ lệ bằng nhau, sau đó sử dụng hỗn hợp này như nước súc miệng hàng ngày để giúp vết loét mau lành hơn. Nguyên nhân là giấm táo chứa acid acetic, có khả năng diệt khuẩn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt.
  • Hydrogen peroxide (oxy già) : Để nhanh lành hơn, người bệnh có thể sử dụng tăm bông để bôi hỗn hợp gồm nước oxy già và nước sôi để nguội với tỷ lệ 1:1 vào vết loét. Sau khi bôi, không ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì sau đó một giờ và lặp lại hàng ngày.
  • - Sử dụng gói trà: Sau khi uống trà, mọi người có thể để lại túi trà và đắp túi lên vết loét. Việc làm này giúp giảm đau và giảm viêm hiệu quả do tanin trong trà mang lại hiệu quả chống viêm, hỗ trợ điều trị loét.

Dù vậy, BS Duy vẫn nhấn mạnh chúng ta nên đi khám định kỳ khi bị nhiệt miệng kèm theo các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, nhức đầu hoặc phát ban trên da để được theo dõi và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

“Nếu vết loét lớn bất thường, kéo dài hơn hai tuần, lan ra cả môi hoặc bị tái lại quá thường xuyên, mọi người cần tới gặp bác sĩ ngay”, vị chuyên gia lưu ý.

Theo zing.vn

HQ-CTSV


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  925,512       1/612